Lễ hội truyền thống Lễ hội truyền thống

Di tích lịch sử

Di tích 41 Hàng Ngang

Trong lòng Thăng Long - Hà Nội nghìn năm tuổi, khu Hoàng thành Thăng Long gắn kết dấu ấn của lịch sử qua các triều đại xưa cho đến thời đại Hồ Chí Minh đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa thế giới. Ngoài ra, rất nhiều di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến tiêu biểu hiện diện giữa Thủ đô. Một trong số đó là nhà 48 Hàng Ngang, nơi Bác Hồ đã viết bản Tuyên ngôn độc lập. Ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang trước thế kỷ XX, nguyên là hiệu Phúc Lợi, một hãng buôn tơ lụa, vải vóc vào loại lớn nhất của kinh thành, của cụ Trịnh Phúc Lợi. Đến đầu những năm cuối thế kỷ XX, cụ Trịnh Phúc Lợi trao quyền thừa kế cho vợ chồng con trai trưởng là ông bà Trịnh Văn Bô. Ngôi nhà này nằm giữa phố Hàng Ngang nơi buôn bán sầm uất của khu vực phố cổ, bao gồm gác 2 và cả đường đi sang 35 Hàng Cân. Trong những ngày đầu Cách mạng tháng Tám 1945, ngôi nhà này là nơi làm việc của Thường vụ Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch.

Trong chuỗi sự kiện lịch sử trọng đại tháng 8/1945, ngày 22/8/1945, tại số nhà 48 phố Hàng Ngang, đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư cùng với Thường vụ Trung ương Đảng họp, ra chỉ thị cho các nơi tiếp tục giành chính quyền theo gương Hà Nội và cử đồng chí Lê Đức Thọ lên Tân Trào đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về Hà Nội. Ngày 25/8/1945, Người về đến Thủ đô. Các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh đã đưa Bác tới số nhà 48 phố Hàng Ngang, xe ô tô đưa Bác không đỗ ở cửa trước mà đi vòng lối cổng sau thuộc phố Hàng Cân vào tận sân trong để đảm bảo bí mật. Tại chiếc bàn nhỏ, xinh xắn nơi góc phòng tầng 2 của ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, từ ngày 28 - 30/8/1945, Bác Hồ đã hoàn thành bản Tuyên ngôn Độc lập, với tất cả trí tuệ và tâm huyết của người lãnh tụ hy sinh cả cuộc đời vì dân, vì nước, tạo nên tuyệt tác có giá trị lịch sử, văn học muôn đời. Đó là bản Quốc sử hùng văn bất hủ khai sinh Nhà nước Dân chủ nhân dân đầu tiên từ khi lập Quốc mấy nghìn năm. Đó cũng là Nhà nước Dân chủ đầu tiên do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo được thành lập ở Á Châu, mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong lịch sử dân tộc trong thế kỷ 20, thời đại Hồ Chí Minh. Đây cũng là một văn kiện pháp lý tuyên bố với toàn thế giới về quyền độc lập tự do của Việt Nam trong ngày Quốc khánh 2/9 từ 69 năm trước -

mãi mãi vang vọng hồn thiêng sông núi.

Có lẽ, gia chủ của ngôi nhà 48 Hàng Ngang, Hà Nội cũng không ngờ ngôi nhà của mình sau này lại trở thành một di tích lịch sử. Chủ cửa hàng tơ lụa Phúc Lợi giàu có nổi tiếng Hà Nội bấy giờ chính là ông Trịnh Văn Bô, một nhà tư sản yêu nước. Vợ ông, bà Hoàng Thị Minh Hồ là người trực tiếp chăm sóc Bác những ngày đầu Bác về Hà Nội, nhớ lại: “Chúng tôi thật ngạc nhiên và cảm kích khi thấy một vị lãnh đạo cao cấp của cách mạng lại giản dị, gần gũi như vậy - khi đó tôi chưa biết “Ông cụ” chính là Nguyễn Ái Quốc, là Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch nước đầu tiên của dân tộc ta...”. Không những biến nhà mình thành cơ sở cách mạng, ông bà còn đóng góp số lượng lớn tiền bạc cho chính quyền cách mạng non trẻ. Trong lúc ngân khố của Chính phủ chỉ còn vẻn vẹn 1 triệu 20 vạn đồng Đông Dương thì gia đình ông bà Trịnh Văn Bô đã ủng hộ 5.147 lượng vàng, tương đương hai triệu đồng Đông Dương cho cách mạng. Nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô là Uỷ viên Thường trực của Uỷ ban hành chính Hà Nội lúc bấy giờ, đã cùng vợ tham gia tích cực vận động các nhà tư sản Hà Nội ủng hộ tiền của cho Chính phủ trong “Tuần Lễ Vàng”. Bà Minh Hồ còn vận động giới doanh nhân tham gia góp vốn để thành lập Việt Nam công thương ngân hàng. Và khi Toàn quốc Kháng chiến bùng nổ, gia đình ông bà lên Việt Bắc tham gia kháng chiến. Với những đóng góp nói trên, Nhà nước đã trao tặng hai vợ chồng bà mỗi người một Huân chương Độc lập hạng Nhất.

Có thể thấy, Di tích lịch sử cách mạng 48 Hàng Ngang đã gắn liền với sự kiện lịch sử trọng đại nhất của đất nước ngay giữa lòng Thủ đô nghìn năm văn hiến, đầy ắp những di tích lịch sử cách mạng, văn hóa và gắn với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Theo chỉ đạo của Thành ủy và Bộ VHTT&DL, từ năm 2008 Hà Nội đã triển khai dự án tu bổ, tôn tạo, phục hồi nguyên trạng di tích 48 Hàng Ngang. Theo đó, tầng 1 của ngôi nhà - phòng ngoài được tái tạo lại thành nội thất của cửa hàng bán tơ lụa như vốn có từ hơn 60 năm trước. Tầng 2 - nơi làm việc của Bác Hồ và Thường vụ Trung ương được giữ nguyên nội thất với những hiện vật đã có, trong đó đặt ở giữa chiếc bàn chữ nhật dài màu  

cánh gián, 8 ghế tựa đặt ở hai bên, một ghế lớn ở đầu, đều bọc nỉ xanh, phủ khăn trắng, và một bàn nhỏ đặt máy chữ của Bác Hồ sử dụng. Trên tầng 3 và 4 thiết bị thành các phòng trưng bày giới thiệu về những đóng góp của gia đình ông bà Trịnh Văn Bô và Hoàng Thị Minh Hồ cho cách mạng cùng một phòng tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và trưng bày chuyên đề về học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ.

Chào mừng 60 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2014), vừa qua Sở VHTT&DL Hà Nội đã có kế hoạch tu bổ, tôn tạo, chỉnh trang 8 di tích cách mạng gắn với ngày Giải phóng Thủ đô. Dự kiến, Di tích lịch sử cách mạng 48 Hàng Ngang sẽ được khởi công tu bổ, chỉnh trang vào ngày 11/9 và hoàn thành vào ngày 25/09/2014. Đây sẽ là một điểm đến hết sức thú vị và bổ ích cho du khách trong và ngoài nước trong dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

 

Chùa Cầu Đông - Đình Đức Môn

Chùa Cầu Đông còn gọi là chùa Đông Môn, hiện nay ở số 38B phố Hàng Đường. Đây là một địa điểm được nhiều khách du lịch tham quan khi đến thăm khu phố cổ Hà Nội.

Ngày xưa, ở đây có cầu Đông - chiếc cầu đá bắc qua sông Tô Lịch và Cửa Đông - cửa tường thành phía Đông của Hoàng thành Thăng Long. Người xưa đặt tên cho chùa như vậy có lẽ để dễ dàng phân biệt với các ngôi chùa khác.

Tấmbia ở chùa dựng năm Vĩnh Tộ thứ 6 (1624) cho biết: "Chùa Đông Môn là nơi danh lam cổ tích. Sông Nhị chầu phía trước, dòng nhánh tỏa lượn mênh mông, thành Thăng Long nằm phục phía sau…". Trên quả chuông đồng của chùa có niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 8 (1800) cũng ghi: "…Duy có chùa cổ, cầu đá phía Đông, sông Tô chảy bên trái, cửa Hoa bên phải". Theo tư liệu này, cửa Hoa (tức cửa Đông thành) nằm ở bên phải chùa. Như thế, chùa Cầu Đông đã trở thành một dấu tích lịch sử quan trọng, nguồn sử liệu quý giá cho biết địa thế tọa lạc của ngôi chùa, góp phần giúp các nhà nghiên cứu xác định một phần diện mạo miền đất phía Đông của kinh thành Thăng Long.

Đến nay chưa biết chùa Cầu Đông được xây dựng năm nào, chỉ biết những lần sửa chữa từ thời nhà Lê đến nhà Nguyễn đều được ghi lại cụ thể, rõ ràng và qua các lần sửa chữa này, diện mạo, quy mô kiến trúc chính của ngôi chùa gần như được giữ lại nguyên vẹn đến ngày nay.

Mặt bằng của chùa Cầu Đông có bố cục hình chữ "công" gồm 5 gian tiền đường và 3 gian ống muống nối liền với 3 gian nhà phía trong để hình thành nhà Tam bảo. Phía trước chùa chính là Tam quan nằm sát hè phố Hàng Đường, phía sau có sân nhỏ dẫn tới nhà Mẫu, nhà Tổ. Bên trái có đình Đức Môn.Trang trí được tập trung chủ yếu trên hai chiếc đầu dư, hai bức cốn mê của bộ vì kèo tiếp giáp gian giữa tòa tiền đường và ống muống với các chủ đề quen thuộc: Hình đầu rồng, mặt hổ phù, tứ linh đan xen trên hình mây xoắn, cỏ

cây sóng nước. Điểm nổi bật ở đây là người nghệ nhân ngày xưa đã khéo léo kết hợp phương pháp chạm nổi, chạm bong, chạm lộng (lối chạm xuyên qua gỗ) để tạo nên một hình khối ken dầy những họa tiết đẹp mắt. Đây là những mảng chạm công phu, cầu kỳ, tinh xảo, mang bóng dáng của nghệ thuật chạm khắc gỗ thế kỷ XVII, XVIII.

     

Chùa Cầu Đông ở phố Hàng Đường quận Hoàn Kiếm thờ vua Lý Huệ Tông và vợ chồng Trần Thủ Độ (Ảnh: tư liệu)

Chùa Cầu Đông thờ Phật theo dòng Tào Động, là một trong năm phái thiền của Phật giáo Việt Nam. Trong chùa có gần 60 pho tượng tròn. Cổ vật quan trọng nhất của chùa là ba pho tượng Tam thế, thể hiện ở ba thời: Dĩ vãng, hiện tại và tương lai. Cả ba pho tượng được tạo tác vào nửa đầu thế kỷ XVIII, có hình thức gần giống nhau. Đây là các pho tượng quý hiếm, đẹp, có giá trị nghệ thuật điêu khắc cao, được diễn tả bằng các nét trang trí như anh lạc (vòng đeo cổ), khuôn mặt phụ nữ, mang đầy đủ tiêu chuẩn của tượng Phật ở nước ta thế kyĨIVII, XVIII. Trong Phật điện còn có pho tượng Tuyết Sơn, dân chúng

quen gọi là tượng "nhịn ăn để mặc". Pho tượng này có nét khắc đẹp, tinh tế, gần giống với tượng Tuyết Sơn ở chùa Tây Phương (xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất), chùa Nành (xã Ninh hiệp, huyện Gia Lâm). Thân tượng được tạo theo kiểu áo buông lửng trên vai để lộ tấm thân gầy guộc, song vẫn toát lên vẻ thanh tao. Tượng Di Lạc ở đây to gần bằng người thực, khuôn mặt với nụ cười rạng rỡ, bụng phệ, thể hiện sự no đủ, hoan hỷ.

Đến chùa Cầu Đông, khách tham quan còn bị bất ngờ vì ở đây có một ban thờ có tượng Thái sư Trần Thủ Độ và vợ của ông là bà Trần Thị Dung, người có công lớn với nhà Trần. Trần Thủ Độ là nhà chính trị xuất sắc có công sáng lập và củng cố vương triều Trần. Sớm theo nghề võ, ông tham gia đánh dẹp các thế lực cát cứ, giúp nhà Lý, được phong giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ. Nhân cơ hội nhà Lý suy yếu, ông đã dùng nhiều thủ đoạn khéo léo, sắp đặt việc Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho cháu họ của ông là Trần Cảnh (tức Trần Thái Tông), lập nên vương triều Trần. Ông làm Thái sư giúp vua còn nhỏ tuổi, nắm mọi quyền lực ở triều đình kiêm coi trấn phủ Thanh Hóa. Là người có bản lĩnh, Trần Thủ Độ có tính quyết đoán, nhiều mưu kế, tận tụy với công việc, luôn đề cao phép nước, cư xử nghiêm minh. Năm 1258, khi quân Nguyên Mông xâm lược nước Đại Việt lần thứ nhất, ông đã 64 tuổi nhưng vẫn khảng khái trả lời vua Trần Thái Tông: "Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!". Sau đó, chỉ trong 10 ngày quân dân nhà Trần phản công đã đánh tan giặc Mông Cổ.

Thuở nhỏ, Trần Thủ Độ được ông Trần Lý nuôi dạy và coi như con. Trần Thị Dung là con gái của Trần Lý. Hai người yêu nhau nhưng khi Thái tử Lý Hạo Sảm lánh nạn về ở nhờ nhà ông Trần Lý, thấy Trần Thị Dung xinh đẹp đã xin cưới làm vợ. Trần Thủ Độ đành hi sinh mối tình đầu để người yêu lấy Thái tử Sảm, sau này lên ngôi vua là Lý Huệ Tông. Lúc đầu Trần Thị Dung được lập làm nguyên phi, sau được phong làm Hoàng hậu. Bà sinh được hai công chúa: Thuận Thiên sau lấy Trần Liễu và Chiêu Thánh (tức Lý Chiêu Hoàng) lấy Trần Cảnh. Sau, Lý Huệ Tông đi tu rồi chết. Nhà Trần đã gả Hoàng hậu triều Lý là Trần Thị Dung cho Thái sư Trần Thủ Độ. Trong cuộc kháng chiến chống

quân Nguyên Mông lần thứ nhất, bà Trần Thị Dung đã có công chỉ huy hoàng tộc rút khỏi kinh thành Thăng Long, sau đó lại lo thu nhặt sắt thép, động viên các hiệp thợ ngày đêm rèn đúc vũ khí để cung cấp cho quân Trần. Lương thực, thực phẩm để quân đội ăn no đánh thắng cũng do bà lo liệu. Với công lao to lớn đó, vua Trần đã sắc phong cho bà là Linh Từ quốc mẫu.

Những năm gần đây, chùa Cầu Đông, nơi duy nhất ở Hà Nội thờ Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung, đã được tu bổ nhiều bằng kinh phí của Nhà nước và đóng góp của các phật tử cùng khách thập phương. Đây là một ngôi chùa được xã hội hóa cao trong việc bảo tồn, sửa chữa, được quận Hoàn Kiếm và thành phố lấy làm điển hình để các nơi khác làm theo.

Bình chọn Bình chọn

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử phường đã đẹp hay chưa?